Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Lại chính chủ !!!




     Thú thực, Tiêu mỗ cũng không định viết tiếp về cái chính chủ này nữa, nhưng cứ nghĩ về cái hệ lụy, nhất là sau khi dư luận phản đối, thì họ tạm rút, nhưng cái sâu xa, thì họ vẫn vin cớ là quy định lâu rồi, nên vẫn sẽ phạt nếu phát hiện chưa chuyển tên sau 3 tháng có giao dịch mua bán.

   Nhìn vào bản chất vấn đề, thì đẳng thức Quản lý XH đang thua thế đẳng thức Tận thu trong phương trình. Những ai quan tâm vấn đề chính chủ này, nếu chịu khó đọc chắc thu lượm không ít phản hồi có tính phản đối, và cả những bài viết về các hệ lụy của nó nữa.

   Đã có những ý kiến, và cả những dự thảo được trình lên cấp có thẩm quyền, là sẽ giảm thuế sang tên xuống 1 hoặc dưới 1%, đó là điều mừng cho xã hội sau chỉ vài ngày NĐ 71 ban hành và ngay lập tức đưa vào thực thi, và bị dư luận lên án. Nhưng tính cầu thị sẽ phải được kiểm chứng là: Sau bao lâu nữa, tính bằng tháng, vài tháng, hay vài năm, thì cái 1 hoặc dưới 1% kia được đưa vào thực tiễn cuộc sống ???

   Nhưng đó vẫn là câu hỏi ngỏ với khả năng giải đáp có sẵn, chỉ là nhanh hay chậm, tùy thuộc vào sự Vì dân hay Vì đảng mà thôi. Nhưng với hàng triệu, hàng nhiều triệu chiếc xe vì vô số vấn đề không xác định được chủ gốc, thì sẽ thế nào thì không có, tịnh không có bất kỳ 1 hướng giải quyết nào được đăng tải trên 700.000 phương tiện thông tin đại chúng được chính thức cấp phép truyền thông cả.

   Nó thể hiện sự lúng túng của những người đang làm công tác quản lý XH. Nó chứng tỏ cái tư duy áp đặt duy ý chí đã ăn bám, đã thành sâu gốc trong lề lối quản lý này. Cứ cái gì không quản được thì cấm. Quản lý như thế thì cần gì học, cần gì phải bằng nọ cấp kia. Cứ xoẹt cái văn bản hành chính ra, cấm, thế là xong.

   Chuyện sang tên đổi chủ bắt buộc có từ 20 năm nay, cũng như cái quy định về phí sang tên. Cũng dễ hiểu khi thời điểm đất nước còn đang vật lộn với ăn no, mặc ấm, chứ có dám mơ là ăn ngon, mặc đẹp đâu. Và tư duy quản lý là không khuyến khích tư bản tư nhân, hạn chế phát triển doanh thương cá thể, bởi tư duy Hợp tác xã còn đậm nét lắm, nên cái chuyện thu cái phí hồi đó đặt ra cũng chỉ để .... đặt ra mà thôi. Nhưng lôi bới từ bụi bặm quá khứ ra để áp dụng cho thời đại của Thế giới phẳng, thì không làm sao khác được là phải hiểu rằng, làm thế nào để Thu cho tận, chứ Quản thì chưa chắc.

   Khi người ta ồn ào quá, thấy cái sự bất cập cũng không thể khoanh tay kiểu '' Gặp nhau làm ngơ '', thì tạm dừng hỏi han chuyện chính chủ đã, nhưng vẫn đe phạt nếu phát hiện sang tên chậm theo quy định. Cái vấn đề này, nhìn vào bản chất, thì vẫn là sự tận thu mà thôi, được khoác cái áo đảm bảo tính nghiêm minh của quy định. Bởi, nếu đặt tính nghiêm minh lên, thì phải làm ngay từ đầu với sự quyết liệt, chứ không phải là khi ngân sách cạn kiệt vì hơn 90 ngàn tỷ mất tích của Vinashink, hơn 40 ngàn tỷ của Vinalines, hơn 10 ngàn tỷ của Sông Đà (được bổ trưởng XD nói là sai phạm chưa đến mức nghiêm trọng ???), và của hàng loạt các quả đấm thép khác, với sự tổng kết nợ xấu và vốn xã hội chôn vùi vào BĐS là gần 1,3 triệu tỷ, thì cái lộ ra nó quá rõ rồi, làm gì còn tiền nữa. Dự trữ quốc gia chắc bị lung lay khủng khiếp.

   Và như thế, thì sẽ phải hiểu như thế nào với những người dân là đối tượng của việc tận thu nấp dưới danh nghĩa quản lý kia ??? Lại... wait and see...
 

Không có nhận xét nào: