Người đầu tiên có sáng kiến lập một Bộ Chính trị
trong Ban chấp hành Trung ương đảng là Dgiécdinxki – ngay tại cuộc họp
lịch sử ngày 10.10.1917 quyết định chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang và
sáng kiến của ông rất được hoan nghênh. Từ đó, cơ cấu quyền lực đặc
biệt này được áp dụng ở hầu hết các ĐCS và tồn tại cho đến ngày nay.
Tuy nhiên, lịch sử đã cho chúng ta thấy, các ĐCS nắm quyền lãnh đạo
trên thế giới ngày nay không còn nhiều, có thể đếm trên đầu ngón tay.
Dgiécdinxki
là Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban an ninh toàn Nga, tiền thân của KGB
khét tiếng sau này. Mối quan hệ giữa Dgiécdinxki và Lênin nói chung
không được êm ái cho lắm và khi Lênin còn sống, vấn đề đưa Dgiécdinxki
vào Bộ Chính trị không được đặt ra. Sau khi Lênin mất, Dgiécdinxki là Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị.
Nước
Nga Xô – viết non trẻ ra đời vào thời điểm gần cuối cuộc chiến tranh
thế giới lần thứ nhất. Trong vấn đề ký hòa ước với Đức, Trung ương đảng
có sự bất đồng lớn – cũng có thể nói, đây là cuộc đấu tranh giữa Lênin
với đa số các Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương
muốn đánh bằng bất cứ giá nào. Trước tình thế nguy ngập, Lênin chỉ thị
bằng mọi giá phải ký hòa ước và kết quả cuộc bỏ phiếu đã nghiêng về ý
kiến Lênin. Ngày 3.3.1918, hòa ước Brest – Litov đã được ký.
Bộ Chính trị
– ba tiếng “thân thuộc” đó có lẽ không ngày nào là không hiển hiện
trên tivi, trên báo chí, trong từng câu chuyện và cả trong mỗi ý nghĩ
của dân chúng. Lý do thật đơn giản, bởi quá khứ, hiện tại và tương lai
đều gắn liền với các quyết sách của Bộ Chính trị. Người ta nói đến, nghĩ đến Bộ Chính trị với sự khâm phục và sự ngưỡng mộ đặc biệt.
Nếu một vấn đề mà “Bộ Chính trị
đã quyết định rồi” thì chỉ còn có việc phải thực hiện, chấm dứt tất cả
các tranh cãi. Điều này, một mặt nói lên quyền lực đặc biệt, bao trùm
toàn bộ của Bộ Chính trị; mặt khác, nó cũng cho thấy vấn đề đã
được các bộ óc xuất sắc nhất của đảng suy nghĩ, cân nhắc hết sức kỹ
càng trước khi đưa ra quyết định.
Giucốp – một tướng lĩnh huyền thoại của LX trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, đã rất xúc động khi lần đầu tiên gặp Bộ Chính trị
và Xtalin. Đó là thời điểm sau khi ông chỉ huy thắng lợi chiến dịch
Khan-khin Gôn, Mông Cổ. Sau đó, Giucốp được chỉ định làm Tư lệnh Quân
khu đặc biệt Ki ép. Bấy giờ, quân đội LX tiến hành nhiều cuộc tập trận
với tình huống là Đức sẽ tấn công LX. Trong một cuộc tập trận rất lớn,
Giucốp được giao Chỉ huy quân Xanh – giả định là quân Đức, đã đánh thắng
quân Đỏ – giả định là quân Nga do Páplốp chỉ huy. Khi phân tích về
cuộc tập trận, Xtalin rất khó chịu vì sự thất bại của quân Đỏ.
Một ngày sau, Giucốp được triệu tập lên gặp Xtalin. Ông ta nói:
- Bộ Chính trị đã quyết định không để Mêrétxcốp làm Tổng Tham mưu trưởng nữa và cử đồng chí lên thay.
Giucốp không hề nghĩ đến một quyết định như vậy, bèn đáp lại:
- Tôi chưa bao giờ làm công tác tham mưu cả. Tôi luôn ở đơn vị chiến đấu. Tôi không thể làm Tổng Tham mưu trưởng.
- Bộ Chính trị đã quyết định cử đồng chí rồi. Xta-lin nói, nhấn mạnh vào tiếng “đã quyết định”.
Như vậy, Giucốp chỉ còn việc phải chấp hành.
Rạng
sáng ngày 22.6.1941, Đức bắt đầu tấn công LX. Vào hồi 3 giờ 40 phút
sáng, Giucốp điện thoại khẩn cấp cho Xtalin báo cáo tình hình và đề
nghị cho phép bắt đầu các hành động đánh trả, song Xtalin – sau phút
bàng hoàng, chưa cho phép mà lại yêu cầu triệu tập Bộ Chính trị họp. Mãi cho đến 4 giờ 30 phút sáng, các Ủy viên Bộ Chính trị
mới tới điện Kremlin đầy đủ. Khoảng thời gian đó đủ cho xe tăng Đức
tiếp tục tiến sâu vào lãnh thổ LX hàng chục cây số nữa. Quân Đức với sự
bất ngờ và chiếm ưu thế về binh lực, vũ khí, đã ào ạt đánh đòn phủ đầu
như vũ bão làm rối loạn bộ đội LX. Thế nhưng, nếu Bộ Chính trị chưa họp, chưa ra quyết định, bộ đội LX vẫn chưa thể có các hành động đánh trả quân Đức.
Trưa ngày hôm đó, Xtalin gọi cho Đại tướng, Tổng Tham mưu trưởng Giucốp:
- Bộ Chính trị
quyết định cử đồng chí tới Phương diện quân Tây Nam với tư cách là đại
diện Đại bản doanh Bộ Tổng tư lệnh. Đồng chí cần bay ngay tới Ki ép
rồi từ đó cùng với Khơrútxốp đến Bộ tư lệnh Phương diện quân ở
Técnôpôn.
Quyết định của Bộ Chính trị
phái Tổng Tham mưu trưởng ra mặt trận ngay trong ngày đầu chiến tranh,
trong tình hình chiến sự diễn ra cực kỳ bất lợi cho LX rõ ràng không
phải sáng suốt. Vắng Tổng Tham mưu trưởng, tất nhiên việc điều phối,
chỉ huy các mặt trận gặp khó khăn. Bộ Tổng tham mưu và Đại bản doanh
không nắm được đầy đủ tình hình nên ra nhiều mệnh lệnh không thực tế và
do đó, không thể thực hiện được. Các quyết định đưa ra luôn bị chậm
trễ, lạc hậu so với thực tiễn.
Cuối tháng 7, Bộ Chính trị
lại có ý định cách chức Nguyên soái Timôsencô, tư lệnh Phương diện
quân miền Tây. Nhưng Giucốp phản đối, ông cho rằng việc luôn thay đổi
các tư lệnh phương diện quân ảnh hưởng không tốt tới diễn biến các trận
đánh. Các tư lệnh chưa kịp nắm tình hình công việc đã phải mở các trận
đánh lớn. Giucốp nói, Nguyên soái đã làm tất cả những gì có thể làm
được trên cương vị của mình, và gần suốt một tháng đã kìm quân địch lại
ở vùng Xmôlenxcơ, không ai có thể làm được gì nhiều hơn nữa. Nếu để
Timôsencô thôi giữ chức tư lệnh phương diện quân là sai lầm và không có
lợi. Bộ Chính trị đã phải chấp nhận lập luận đó là đúng đắn.
Nhớ
lại những ngày đầu chiến tranh, số phận bi thảm đã xẩy ra với Páplốp –
một tướng lĩnh bậc nhất của quân đội Xô-viết. Do những thất bại nghiêm
trọng của phương diện quân Tây, Páplốp đã bị Tòa án binh – dĩ nhiên,
phải được Bộ Chính trị thông qua, kết án tử hình. Cùng bị xử bắn
với Páplốp còn có năm Thiếu tướng và một chính ủy. Họ đã không làm
được điều mà họ không thể làm. Quyết định của Bộ Chính trị và Tòa án binh rõ ràng quá nghiêm khắc. Những ngày đầu chiến tranh, có mặt trận nào mà không thất bại?
Có thể nói, những ngày đầu chiến tranh, Bộ Chính trị rất lo âu. Có lúc, Xtalin và các Ủy viên Bộ Chính trị
không nắm được tình hình, bèn trực tiếp sang Bộ Tổng tham mưu xem bản
đồ chiến sự. Từ Kremlin đến tòa nhà Bộ Tổng tham mưu chỉ vài phút đi
bộ. Lúc này, các tướng lĩnh Xô-viết đang đứng quanh một bàn tròn rộng,
trên đó là bản đồ chiến sự các mặt trận.
Bộ trưởng Quốc phòng:
-
Thưa đồng chí Xtalin, chúng tôi chưa kịp tổng hợp tình hình, có rất
nhiều thông tin trái ngược nhau, vì vậy tôi chưa thể báo cáo ngay được.
Xtalin nổi giận:
-
Đơn giản là các anh không muốn nói với chúng tôi về sự thật. Bêlôruxia
đã bị mất và bây giờ các anh định đặt chúng tôi trước những thất bại
mới hay sao? Cái gì xẩy ra ở Ucraina? Cái gì diễn ra ở Pribantích? Các
anh đang chỉ huy các mặt trận hay là chỉ ghi nhận các tổn thất?
Khi Giucốp đề nghị cho các tướng lĩnh tiếp tục làm việc thì Bêria, Ủy viên Bộ Chính trị tỏ ra khó chịu:
- Có lẽ chúng tôi cản trở các anh à?
-
Tình hình ở mặt trận rất cấp bách, đang chờ các chỉ lệnh của chúng
tôi. Sau đó, Giucốp nhìn thẳng vào mặt Bêria và nói: Có lẽ anh có thể
ra được các mệnh lệnh chiến đấu?
- Nếu được giao, tôi sẽ ra được các mệnh lệnh. Bêria trả lời.
- Đó là khi Bộ Chính trị giao cho anh, còn bây giờ Bộ Chính trị đang giao cho chúng tôi. Giucốp thẳng thắn cắt ngang.
Bêria
– một con người ghê gớm, không ai là không sợ ông ta. Sau khi Xtalin
mất, chính Giucốp là người đủ cam đảm trực tiếp ra lệnh bắt Bêria, vì
mới nghe nói sẽ bắt ông ta, có người sợ quá đã ngất xỉu. Đó lại là câu
chuyện khác của chúng ta.
Các Ủy viên Bộ Chính trị hình
như đã làm rối thêm vấn đề vì lúc này các tướng lĩnh Xô-viết đang tập
trung cao độ nhằm phân tích tình hình các mặt trận để ra mệnh lệnh
chiến đấu. Thời gian lúc này hết sức quý báu. Nếu không phải là nhà
quân sự chuyên nghiệp, kể cả Ủy viên Bộ Chính trị cũng không thể can thiệp vào công tác chỉ huy.
Nhưng quả thật, Bộ Chính trị đã làm không ít người run sợ. Hơn bảy chục năm qua, cơ quan chính trị chủ yếu, thần kinh và khối óc của đảng, đất nước LX là Bộ Chính trị. Bộ Chính trị quyết định tất cả các vấn đề có tính nguyên tắc về đối nội và đối ngoại của đất nước. Bộ Chính trị
quyết định đưa quân vào Hunggari, Tiệp Khắc, Ápganixtăng, giúp đỡ VN
chống người Mỹ, thông qua các vấn đề về biên giới quốc gia, giải trừ
quân bị, các chuyến bay vào vũ trụ, xây dựng tuyến đường sắt Baican
Amua, tăng giảm giá cả, phát hành tiền tệ và hàng loạt vấn đề quan trọng
khác.
Bộ Chính trị gồm
các nhà lãnh đạo có uy tín cao, quan tâm đến các vấn đề quốc tế. Họ là
những người thông thái, nhưng không còn trẻ, thường là già yếu. Bộ Chính trị đã tạo nên sự quan tâm đặc biệt ở cả trong và ngoài nước.
Số lượng các Ủy viên Bộ Chính trị không nhiều lắm, trên dưới hai chục người, bao gồm cả Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị. Có thời kỳ, tất cả Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng của các nước Cộng hòa đều là Ủy viên Bộ Chính trị. Theo truyền thống, Bộ Chính trị
thường họp vào thứ Năm hàng tuần, tại Kremlin, trong tòa nhà Chính phủ
ở tầng ba, ngay trên phòng mà một thời Xtalin đã từng làm việc. Hàng
tuần, vào thời gian đó, trên phố xuất hiện những chiếc xe Zil hạng nặng
với những hành khách quan trọng quyết định số phận đất nước. Ngoài ra
còn có các xe bảo vệ. Cảnh sát dọn quang đường phố và đứng chặn lối đi
đến khu vực họp.
Phòng họp của Bộ Chính trị không rộng lắm, có thể chứa được 80 người. Ở giữa phòng có một bàn họp lớn phủ dạ xanh lá xây. Các Ủy viên Bộ Chính trị phải ngồi đúng vị trí của mình, quy định cho suốt cả nhiệm kỳ của Bộ Chính trị.
Các Bí thư Trung ương đảng, thành viên Chính phủ hay những người được
mời dự cũng ngồi theo vị trí quy định sẵn, không một ai nhầm lẫn, không
có chuyện đột nhiên có ai đó ngồi vào vị trí của người khác.
Bộ Chính trị nghiên cứu kỹ, đánh giá vấn đề một cách khách quan và sâu sắc. Đối với nhiều dự án, Bộ Chính trị đã có nhận xét bằng văn bản, làm rõ hơn vấn đề được quan tâm.
Thông
thường, ở các cuộc họp, người ta chỉ đưa ra một, hai vấn đề lớn, đòi
hỏi sự xem xét rộng rãi, toàn diện và hàng loạt vấn đề nhỏ khác thường
không được thảo luận. Các Ủy viên Bộ Chính trị sau khi nghe báo cáo đồng ý thông qua ngay. Có khi Bộ Chính trị họp trongvòng 30, 40 phút, cũng có khi họp liên tục tới 10 tiếng đồng hồ. Không có vấn đề lớn nào mà ở ngoài sự chú ý của Bộ Chính trị.
Cũng có những cuộc họp Bộ Chính trị xem xét vấn đề riêng tư, chẳng hạn vụ việc liên quan đến con trai của Khơrútxốp, thời Xtalin.
Theo
một số tài liệu, Leonid Khơrútxốp là một phi công lái máy bay tiêm
kích. Ngay trong lần xuất kích đầu tiên, anh ta đã thoát ly khỏi đội
hình, bay về phía quân Đức và mất tích luôn. Theo lệnh của Xtalin, đội
đặc nhiệm của tướng Abakumốp đã tiến hành chiến dịch truy bắt Leonid
Khơrútxốp và đưa về Mátxcơva để xét xử. Tòa án quân sự Quân khu
Mátxcơva đã tuyên phạt Leonid Khơrútxốp tử hình.
Khơrútxốp
đã nhiều lần cầu xin Bêria, Xêrốp và cả Xtalin để giảm án cho con
trai. Và thật là bất ngờ, Xtalin đồng ý đưa vấn đề ra Bộ Chính trị để xem xét. Tại cuộc họp Bộ Chính trị, các
chứng cứ được đưa ra. Bí thư Thành ủy Mátxcơva phát biểu đầu tiên,
rằng không nên tha thứ cho con cái các quan chức, nếu họ phạm tội, thậm
chí tội rất nặng, trong khi lại nghiêm khắc với con cái bình dân, thì
nhân dân sẽ nói thế nào. Các Ủy viên Bộ Chính trị như Bê
ria, Malencốp, Kaganovich, Môlotốp đều phát biểu đồng ý giữ nguyên hiệu
lực bản án. Còn Xtalin nói rằng, đồng chí Khơrútxốp cần phải cứng rắn
lên và chấp nhận ý kiến các đồng chí khác. (Sau này, Khơrútxốp sẽ trả
thù. Câu chuyện còn rất dài).
Cùng với thời gian, các vấn đề được Bộ Chính trị xem
xét một cách vội vã và hời hợt hơn. Tổng bí thư thường áp đặt các ý
kiến của mình, đôi khi ngắt lời người đang phát biểu một cách không tế
nhị cho lắm.
Thời gian trôi đi và đất nước LX càng ngày càng lún sâu vào khủng hoảng toàn diện. Bộ Chính trị cũng bất lực, không thể giải quyết được tình hình. Đến năm 1991, có khi tới 3 tháng Bộ Chính trị không họp. Và rồi Bộ Chính trị cũng
không còn cơ hội để họp nữa, vì Liên bang Xô-viết hùng mạnh, thành trì
của phe XHCN đã đi đến chỗ sụp đổ vì những khuyết tật của nó.
http://lemaiblog.wordpress.com/
1 nhận xét:
Đăng nhận xét