Mời các bác xem ý kiến sâu sắc của nhà thơ Việt Phương. Ông bảo rằng:
"Đồng thuận” bao hàm “khác biệt”. Không có khác biệt về lý tưởng, mục tiêu, tư duy, tình cảm, hành động... thì không có đồng thuận. Mặt khác, hoàn toàn giống nhau thì không phải là đồng thuận, cũng không phải đoàn kết, nhất trí, thống nhất, mà chỉ là rập khuôn, sao chép, thường có sự ép buộc, không tự nguyện".
(theo báo Sài Gòn tiếp thị).
Nhà thơ Trần Việt Phương từng nhiều năm đóng chức thư ký của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng ông nổi tiếng với tư cách tác giả tập thơ Cửa mở bị đánh tơi tả năm 1970. Cho đến nay, mình vẫn nghĩ rằng đó là tập thơ vào loại hay nhất của thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20. Nhớ hồi năm 1973, khi chuyển thư viện khoa Văn trường Tổng hợp từ Hà Bắc về Hà Nội, mình đã có trong tay cuốn thơ đình đám này, dù rất muốn giữ làm của riêng nhưng sợ bác Chinh thủ thư phát hiện được thì chết nên nộp lại, sau tiếc mãi.
Ngẫm lời bác Việt Phương thấy quá chí lý. Xưa nay "người ta" áp đặt quan điểm: đồng thuận là phải giống nhau, không chấp nhận sự khác biệt. Họ chiết tự, theo Từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh, "đồng" là cùng nhau, giống nhau; "thuận" là theo; "đồng thuận" có nghĩa tất cả phải cùng theo một cái gì đó. Rất máy móc, không chấp nhận sự khác biệt. Trong xã hội ấy, bất cứ sự khác biệt nào đều bị lực lượng nhân danh đồng thuận đàn áp, thủ tiêu. Mà đã như thế thì lấy đâu ra động lực phát triển. Mọi trì trệ, sức ì cũng từ đây nảy sinh. Xã hội đồng thuận kiểu vậy là xã hội đi ngược quy luật tiến hóa, phát triển.
Bác Việt Phương đã chỉ rõ phải có khác biệt thì mới có đồng thuận. Một điều dễ hiểu như thế nhưng suốt bao năm "người ta" không chấp nhận. Xã hội vốn đa dạng với nhiều tầng lớp người có quan điểm, suy nghĩ, nhận thức, lối sống, hành vi... khác nhau mà cứ muốn nó đơn giản như bình nước lọc thì quả thật chỉ trùm phát xít Hitler mới mong muốn thế. Chủ nghĩa phát xít đã bị diệt vong từ lâu nhưng kiểu đồng thuận trại lính ấy vẫn còn rơi rớt chỗ này chỗ khác. Kể cũng lạ.
3.9.2012
Nguyễn Thông
"Đồng thuận” bao hàm “khác biệt”. Không có khác biệt về lý tưởng, mục tiêu, tư duy, tình cảm, hành động... thì không có đồng thuận. Mặt khác, hoàn toàn giống nhau thì không phải là đồng thuận, cũng không phải đoàn kết, nhất trí, thống nhất, mà chỉ là rập khuôn, sao chép, thường có sự ép buộc, không tự nguyện".
(theo báo Sài Gòn tiếp thị).
Nhà thơ Trần Việt Phương từng nhiều năm đóng chức thư ký của thủ tướng Phạm Văn Đồng nhưng ông nổi tiếng với tư cách tác giả tập thơ Cửa mở bị đánh tơi tả năm 1970. Cho đến nay, mình vẫn nghĩ rằng đó là tập thơ vào loại hay nhất của thơ Việt Nam nửa cuối thế kỷ 20. Nhớ hồi năm 1973, khi chuyển thư viện khoa Văn trường Tổng hợp từ Hà Bắc về Hà Nội, mình đã có trong tay cuốn thơ đình đám này, dù rất muốn giữ làm của riêng nhưng sợ bác Chinh thủ thư phát hiện được thì chết nên nộp lại, sau tiếc mãi.
Ngẫm lời bác Việt Phương thấy quá chí lý. Xưa nay "người ta" áp đặt quan điểm: đồng thuận là phải giống nhau, không chấp nhận sự khác biệt. Họ chiết tự, theo Từ điển Hán-Việt của cụ Đào Duy Anh, "đồng" là cùng nhau, giống nhau; "thuận" là theo; "đồng thuận" có nghĩa tất cả phải cùng theo một cái gì đó. Rất máy móc, không chấp nhận sự khác biệt. Trong xã hội ấy, bất cứ sự khác biệt nào đều bị lực lượng nhân danh đồng thuận đàn áp, thủ tiêu. Mà đã như thế thì lấy đâu ra động lực phát triển. Mọi trì trệ, sức ì cũng từ đây nảy sinh. Xã hội đồng thuận kiểu vậy là xã hội đi ngược quy luật tiến hóa, phát triển.
Bác Việt Phương đã chỉ rõ phải có khác biệt thì mới có đồng thuận. Một điều dễ hiểu như thế nhưng suốt bao năm "người ta" không chấp nhận. Xã hội vốn đa dạng với nhiều tầng lớp người có quan điểm, suy nghĩ, nhận thức, lối sống, hành vi... khác nhau mà cứ muốn nó đơn giản như bình nước lọc thì quả thật chỉ trùm phát xít Hitler mới mong muốn thế. Chủ nghĩa phát xít đã bị diệt vong từ lâu nhưng kiểu đồng thuận trại lính ấy vẫn còn rơi rớt chỗ này chỗ khác. Kể cũng lạ.
3.9.2012
Nguyễn Thông
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét