Những gì còn lại |
Đập thủy điện Bản Kiều chặn dòng sông Nhữ thượng lưu sông Hoài tại thị trấn Bản Kiều, huyện Bí Dương, tỉnh Hà Nam. Hồ chứa có dung tích 492 triệu m³ không chế diện tích 768 km vuông (gấp 4 lần diện tích 4 quận nội thành Hà Nội).
Đập được thiết kế cơ sở tần suất lũ 1000 năm tương ứng lượng mưa 300 mm mỗi ngày mưa. Số cửa xả tính toán ban đầu là 12 sau rút xuống còn 5, lưu lượng xả tối đa của mỗi cửa là 1742 m³/s. Đập Bản Kiều là một trong những đập lớn trên thế giới bị hư hại không do cố ý phá hủy.
Đập ngăn dòng chảy để tạo ra một công suất điện 18 Gigawatt trong hệ thống thuỷ điện, tương đương với 9 nhà máy thủy điện Hòa Bình hay 20 lò phản ứng hạt nhân. Đập được làm bằng đất sét và cao 24,5m sau khi gia cố (*) được các chuyên gia xô viết đánh giá là "đập thép".
Cơn bão Nina tháng 8 năm 1975 gây ra lượng mưa 189,5 mm một giờ và 1060mm mỗi ngày, vượt quá các lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 800 mm trong khi đài Bắc Kinh dự báo lượng mưa chỉ trong khoảng 100mm.
Ngày 6, yêu cầu mở đập xả lũ đã không được đáp ứng do đang có lụt ở vùng hạ lưu. Sang ngày 7, trước tình hình nguy ngập, yêu cầu xả lũ đã được chấp nhận, nhưng lúc này các cửa xả không còn đủ khả năng thoát nước, một phần do sự tắc nghẽn trầm tích.
Đập Thạch Mạn Than nhỏ hơn, được thiết kế chịu được lũ tần suất 500 năm, đã vỡ. Nước tràn xuống hồ Bản Kiều chỉ trong 30 phút. Nước đổ xuống 78 ngàn m3/s trong khi khả năng thoát nước của đập Bản Kiều chỉ 13 ngàn m3/s, hơn 700 triệu mét khối nước lũ đã được đổ xuống trong suốt sáu giờ. Phản ứng dây chuyền cộng với các đập được chủ động phá huỷ bằng không kích để xả nước theo hướng đã định, 62 đập trong hệ thống bị phá hủy
Kết quả là, nước lũ gây ra cơn sóng thần rộng 10 ngàn mét, cao từ 3 đến 7 m ở Toại Bình lan với tốc độ 50 km/h, gần như quét sạch một khu vực rộng 15 km dài 55 km, làm ngập lụt 7 huyện trải dài trên 12 ngàn km vuông. 7 huyện đó là Toại Bình, Tập Bình (không có Cận), Nhữ Nam, Bình Dư, Tân Thái, Lạc Hà và Lâm Tuyền.
Đập Bản Kiều được xây dựng lại |
Theo Cục Thủy văn tỉnh Hà Nam, khoảng 26 ngàn người đã chết ngay khi lũ tới và 145 ngàn người nữa chết trong thời gian dịch bệnh và nạn đói sau đó. Ngoài ra, khoảng 6 triệu công trình sụp đổ, và 11 triệu người dân bị ảnh hưởng. Ước tính không chính thức của số lượng người chết do thiên tai này đã lên tới 230 ngàn người.
Đập Bản Kiều đã gây ra thương vong nhiều hơn bất kỳ đập nào khác bị vỡ trong lịch sử.
Nguyên nhân thảm hoạ là do thiếu thông tin liên lạc. Liên lạc giữa các hồ chứa trong hệ thống bị cắt đứt. Dự báo sai về lượng mưa. Chần chừ trong việc xả bỏ một lượng dự trữ thế năng của nước. Sự lạc quan về nền khoa học kỹ thuật vừa Hồng vừa Chuyên. Và đặc biệt là người dân hoàn toàn không biết và cũng không có ai có thế lực trong chính quyền cảnh báo thảm hoạ đang treo trên đầu họ.
(*) do thiếu dữ liệu thủy văn, mặt đỉnh đập được xây dựng thấp hơn cần thiết nên đã được "cơi nới thêm 3m. Nhưng cơn lũ tháng 8 năm 1975 vượt qua bức tường chắn sóng (đã cao hơn mặt đập 1.3m).
Chú thích các địa danh
Bản Kiều: 板桥 bǎn qiáo
Toại Bình: 遂平 suí bīng,
Tập Bình: 西 平 xī bīng,
Nhữ Nam: 汝南 rǔ nán,
Bình Dư: 平舆 bīng yú,
Tân Thái: 新 蔡 xīn cài,
Lạc Hà: 漯河 lěi hé,
Lâm Tuyền: 临泉 lín quán,
Thạch Mạn Than: 石漫灘 shí màn tān
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét