Nỗi khổ của “ngáy sĩ” chưa dừng lại ở đó. Trăm hay chưa hẳn lúc nào cũng là tay quen. Tai hại hơn nữa là tình trạng “ngừng thở”
trong lúc ngủ, có thể kéo dài đến cả phút và xảy ra hàng trăm lần trong
đêm, khiến người bệnh thường xuyên mệt mỏi hơn cả người say rượu! Theo
kết quả nghiên cứu ở bệnh viện Charite, Berlin, người mệt mỏi vì ngưng
thở nhiều lần trong đêm dễ gây tai nạn giao thông hơn người say xỉn với
độ rượu trong máu thậm chí không dưới 0,8!, vì thường ngủ gục bên tay
lái! Cũng không có gì khó hiểu nếu nhiều người sinh tật ngáy rầm rầm sau
đó là khách hàng thân thiết của khu cấp cứu vì nhồi máu cơ tim hay tai
biến mạch máu não. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa nếu béo phì là bạn
đồng hành với người ngáy, nếu người đêm đêm thổi kèn không cần ban nhạc
có tật uống rượu mỗi chiều, hút thuốc lá suốt ngày hay quen dùng thuốc
ngủ. Chính vì thế, giảm cân cho bằng được nếu béo phì, ngưng rượu bia và
thuốc lá tối thiểu hai giờ trước khi đi ngủ, và tránh lạm dụng thuốc an
thần là biện pháp để tiếng ngáy tuy được cất cao nhưng trong phạm vi
chưa cần tìm thầy chạy thuốc.
Với tầm nhìn cục bộ, đau đâu rờ đó, lý
do gây ngáy có thể nằm đâu đó trong vùng hầu họng. Người sinh chứng ngáy
quá đáng nên trước hết ghé qua thầy thuốc ngành tai mũi họng. Nhưng,
mặt khác, nhiều thầy thuốc hoàn toàn có lý khi dùng tiếng ngáy làm thước
đo mức độ khỏe mạnh của hệ tuần hoàn. Trong mọi trường hợp, đối tượng
bị phát hiện mình bây giờ không còn ngáy nhẹ như xưa nên mạnh dạn tìm
đến thầy thuốc khoa tim mạch. Điện tâm đồ, siêu âm tim, chất mỡ trong
máu, chỉ số béo phì BMI… là chuyện nên làm, càng sớm càng tốt, nếu tiếng
ngáy lúc sau này rõ ràng đã trở thành điều khó chịu cho kẻ ngáy lẫn
người nghe. Cơ thể không vô cớ cất cao tiếng ngáy. Nhiều khi đó là tiếng
kêu báo động trước khi nhường lời cho còi hụ của xe cấp cứu.
Đừng xem thường tiếng ngáy. Nên nhớ mạch
máu trên thành tim của người phải đêm nào cũng giao tiếp với tiếng ngáy
liên tục dễ bị thương tổn hơn người không bị nghe tiếng cưa cây giữa
đên khuya. Tình trạng này càng rõ nét hơn nữa nếu người nghe trong trạng
thái mệt mỏi vì nếu người ngáy cất giọng bất ngờ khi bạn đồng sàng vừa
chớm ngủ!
Lỗ nhỏ xem vậy làm đắm thuyền như chơi.
Đó là chưa kể đến hậu quả trên mặt thần kinh tâm lý của người đối diện.
Một khi đã vướng nghiệp cầm ca giữa đêm khuya mấy người dám hứa đêm mai
sẽ đổi điệu hò để… xuống giọng! Cũng như họp giao ban, nghe hoài một
bản, ai chịu cho nổi! Thường thì ai làm nấy chịu. Nhưng với tiếng ngáy
thì bất công một nổi là nhiều khi người này ngáy kẻ kia bệnh mới oan!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
-------------------------------------------------
Ngáy chi cho khổ!
Ngáy
cũng từa tựa như gáy! Đừng tưởng lúc nào cũng xuôi chiều mát máy theo
kiểu “vợ thương vợ bảo ngáy cho vui nhà”! Nhiều khi hư bột hư đường, tan
hoang cửa nhà chỉ vì cả tin vào giọng ngọt bùi của câu ca dao. Đừng
quên không ít trường hợp ly dị ở Âu Mỹ là vì người bạn đường bỗng sinh
tật ngáy như còi hụ suốt đêm. Ở xứ mình chắc đỡ hơn vì đằng nào cũng
không thể hơn nhóm chợ nhờ ông đào đường cộng thêm ông xây nhà chỉ thích
làm việc về đêm cho mát! Nhưng cho dù có may mắn tìm được nhà ngay giữa
resort ế khách thì giọt nước có lúc phải tràn ly. Không lẽ đêm nào
cũng phải mượn gối bịt tai chịu trận rồi đâu lại vào đấy vì “ca sĩ” tiếp
tục trình diễn cho dù khán giả không hề yêu cầu! Đó là chưa kể đến tai
hại về mặt sức khỏe của cả đôi bên.
Trái với đọc diễn văn khai mạc, tất
nhiên chỉ ở nước ta, nếu tưởng người ngáy càng lúc hót càng lớn, càng
lúc ngân càng lâu là vì quá vui thì lầm. Người trước đó chưa hề lên
tiếng giữa canh khuya nay bỗng tập ngáy suốt đêm, người trước đó tuy
cũng có ngáy nhưng khe khẽ giờ bỗng trở thành ca sĩ nhạc thính phòng
giữa đêm trường tịch mịch thường là nạn nhân há miệng mắc quai trong
cảnh chẳng đặng đừng. Trong nhiều trường hợp người ngáy quá lớn cần được
thông cảm vì là người… bệnh!
Trước hết, nên hiểu giấc ngủ là khoảng thời gian không hề mang ý nghĩa thụ động của giai đoạn thẳng cẳng quên đời. Trái lại là khác. Nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong ít năm gần đây, không còn ai nghi ngờ về tác động của giấc ngủ trên tiến trình hồi phục của cơ thể. Từ lớp sợi keo dưới da giúp da căng mịn cho đến kháng thể chống siêu vi trong máu, tất cả đều được tổng hợp trong giấc ngủ với vận tốc nhanh gấp nhiều lần tiến độ trong ngày. Cơ thể vì thế cần tập trung năng lượng dự trữ vào nhiều phản ứng biến dưỡng trong đêm. Nói cách khác, mọi yếu tố khiến cơ thể phải phân tán khả năng hoạt động trong giấc ngủ đều bất lợi cho sức khỏe. Cũng chính vì thế mà người ngủ không ngon giấc, ngủ không đủ giờ, ngủ không sâu đến độ nằm mơ khó lòng khỏe mạnh. Đừng quên là cơ thể chỉ có mấy giờ đồng hồ để được tân trang toàn bộ sau một ngày dài lao tâm lao lực!
Trước hết, nên hiểu giấc ngủ là khoảng thời gian không hề mang ý nghĩa thụ động của giai đoạn thẳng cẳng quên đời. Trái lại là khác. Nhờ kết quả của nhiều công trình nghiên cứu trong ít năm gần đây, không còn ai nghi ngờ về tác động của giấc ngủ trên tiến trình hồi phục của cơ thể. Từ lớp sợi keo dưới da giúp da căng mịn cho đến kháng thể chống siêu vi trong máu, tất cả đều được tổng hợp trong giấc ngủ với vận tốc nhanh gấp nhiều lần tiến độ trong ngày. Cơ thể vì thế cần tập trung năng lượng dự trữ vào nhiều phản ứng biến dưỡng trong đêm. Nói cách khác, mọi yếu tố khiến cơ thể phải phân tán khả năng hoạt động trong giấc ngủ đều bất lợi cho sức khỏe. Cũng chính vì thế mà người ngủ không ngon giấc, ngủ không đủ giờ, ngủ không sâu đến độ nằm mơ khó lòng khỏe mạnh. Đừng quên là cơ thể chỉ có mấy giờ đồng hồ để được tân trang toàn bộ sau một ngày dài lao tâm lao lực!
Không cần học chi nghề thuốc rồi phải
khổ tâm vì… y đức!, nghe tiếng rít rống khò khè cũng thừa hiểu người
đang ngáy phải cố gắng thế nào để mang dưỡng khí vào phổi?! Tưởng ngáy
không cần dùng sức thì lầm. Người càng ngáy lớn càng tiêu hao năng lượng
trong giấc ngủ, chẳng khác nào chơi thể thao, nghĩa là trái cựa trong
giai đoạn cơ thể cần được phục hồi. Tình trạng nghịch lý này khiến gia
chủ hết pin nên dễ mệt mỏi, cáu kỉnh hay ngược lại trầm uất vào ngày hôm
sau dù không ai chọc ghẹo! Bên cạnh đó, vì tim phải làm thêm ngoài giờ
trong đêm mà không được trả lương nên huyết áp đổ quạu rồi len lén nhích
lần lên cao cùng với khuynh hướng rối loạn nhịp tim trong thế môi hở
răng lạnh. Cùng lúc đó thủ phạm, hay nạn nhân cũng thế, vì thiếu dưỡng
khí triền miên nên khó tránh nhức đầu, đãng trí, mất ngủ, thiếu tập
trung trong công việc, thay đổi cá tính, giảm thiểu chức năng tư duy,
thậm chí liệt dương hay lãnh cảm… nếu đêm nào cũng hăng say hò reo với
tất cả tấm lòng!
Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét